[KN32] CÁCH BỐ TRÍ NHÀ VỆ SINH DƯỚI GẦM CẦU THANG TIỆN NGHI NHẤT

[KN32] CÁCH BỐ TRÍ NHÀ VỆ SINH DƯỚI GẦM CẦU THANG TIỆN NGHI NHẤT

Trong thiết kế nhà ở, khu vệ sinh là nơi kín đáo và khá được chú trọng. Hiện nay nhà vệ sinh thường được thiết kế dưới gầm cầu thang nhưng liệu điều này có thực sự là lựa chọn thích hợp?  Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn cách bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang hợp lý nhất, tránh được những điều tối kỵ trong phong thủy.

Hiện nay đối với nhà cao tầng, nhà phố, nhà ống, rất dễ cách bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang tầng 1. Bởi điều này giúp tiết kiệm diện tích, vẫn đảm bảo công năng tối ưu cho mẫu thiết kế nhà đẹp. Thế nhưng nếu xét về phong thủy điều đó có lợi không?

Thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang đang là cách làm phổ biến để không gian trở nên độc đáo, vừa tiện dụng, vừa tiết kiệm diện tích nhà ở.

Lý giải theo phong thủy: Cầu thang kết hợp nhà vệ sinh  

Khi thiết kế nhà ở, cầu thang thường được tính toán kỹ lưỡng để đặt ở vị trí tốt nhằm thu hút dương khí. Vì thế, việc đặt nhà vệ sinh dưới cầu thang đã vô tình làm hỏng vượng khí. Vì nhà vệ sinh được cho là mang nhiều âm khí, uế khí.

Hơn thế cầu thang cũng là khu vực trung tâm của ngôi nhà. Nó được ví như lá phổi cung cấp sinh khí cho căn nhà. Khi kết hợp ngay cạnh nhà vệ sinh sẽ tạo ra những tác động xấu tới sức khỏe, đời sống thành viên trong nhà. Hơn nữa, chúng còn ngăn cản những luồng khí tốt đi vào nhà.

Giải pháp để cầu thang kết hợp nhà vệ sinh

Như đã trình bày, vị trí gầm cầu thang có ảnh hưởng không nhỏ đến phong thủy. Tốt hơn hết là bạn hãy tận dụng để bày trí đồ vật nho nhỏ hoặc những chậu cây cảnh nhằm phân bố luồng khí âm, tạo vẻ trong lành cho ngôi nhà.

Còn đối với những gia chủ đã trót bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cũng không nên quá lo lắng vì chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một số phương án để hạn chế những tác động xấu của nó.

Nếu nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang thì bạn nên phân chia thiết kế thành 3 khu riêng biệt bao gồm buồng tắm – bồn rửa tay – bồn cầu. Bạn cũng nên hạn chế bố trí hố xí ngay phía dưới cầu thang mà thay vào đó có thể là nơi rửa tay chân, nhưng tránh lạm dụng quá mức.

Ngoài ra, chủ nhà có thể sử dụng thạch anh bảo bình bên trong các phòng vệ sinh. Bởi đây là loại đá có dương khí rất mạnh, tính hút âm khí cao nên phần nào sẽ xua tan những điều rủi ro, không may mắn, đồng thời cải thiện tài lộc cho gia đình.

Cùng với đó, việc thiết kế nhà vệ sinh có cửa sổ hoặc 1 đường ống thông khi ra bên ngoài cũng là điều cần thiết. Như vậy sẽ làm giảm bớt lượng âm khí trong nhà vệ sinh.

Việc đặt nhà vệ dưới gầm cầu thang đem tới những tiện ích nhưng không phù hợp với phong thủy. Bạn cần tránh một số vấn đề khi thiết kế không gian này để tạo nên bầu không khí sống tốt lành.

Cầu thang không chỉ được tận dụng để làm nhà vệ sinh mà gia chủ có thể mở rộng để bố trí phòng ngủ, giá sách, khu vực vui chơi cho trẻ, phòng bếp cũng rất tiện ích…  

Đặt một chậu cây trong nhà vệ sinh cũng giúp hóa giải những ảnh hưởng xấu tới chất lượng đời sống.

Một vài cách bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang tiện nghi cho các bạn tham khảo

 

Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về cách bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cũng như biết cách để tận dụng khoảng trống gầm cầu thang nhà mình một cách hợp lý hơn.

( Bài viết do GBAC sưu tầm và biên soạn )

 

==============TẬP ĐOÀN GBAC==============
Công ty CP đầu tư Xây dựng và Kiến trúc GBAC Nghệ An
Trụ sở chính: Số 29 - Hà Huy Tập -TP Vinh - Nghệ An
Xưởng sản xuất: Lô 15 - KCN Nghi Phú - TP.Vinh - Nghệ An
 0774 399 399
 gbacnghean@gbac.vn
Công ty Cổ phần Kiến trúc GB
Trụ sở chính: N4D - số 48 Lê Văn Lương - Hà Nội
Xưởng sản xuất: Hữu Bằng - Thạch Thất - Hà Nội
 0886 264 264