CÁC VẤN ĐỀ GIA CHỦ THƯỜNG GẶP PHẢI KHI TỰ ĐỨNG RA XÂY NHÀ:

 

CÁC VẤN ĐỀ GIA CHỦ THƯỜNG GẶP PHẢI KHI TỰ ĐỨNG RA XÂY NHÀ:

1.Thiếu kiến thức chuyên môn:

- Không đọc và không hiểu được bản vẽ kỹ thuật: dẫn đến không kiểm soát được và phụ thuộc vào chuyên môn của nhà thầu (thường là tổ đội xây dựng tự phát, thiếu chuyên môn kỹ thuật). Thi công xong cả thầu cả chủ đều ngả ngửa với thành quả.

- Bị ảnh hưởng bởi vô vàn các nhà tư vấn nghiệp dư: anh hàng xóm, ông anh chơi thân, họ hàng thân hữu gần xa… dẫn đến kết quả xây nhà mình nhưng lại theo cách ở của hàng xóm.

- Không đảm bảo được chất lượng công trình: về vấn đề này thì đã có rất nhiều ví dụ thực tế về việc công trình nghiêng đổ, sụt lún thậm chí là xảy ra tai nạn lao động dẫn đến chết người và nhiều hệ lụy khác.Mà lí do là do nhà thầu và chủ đầu tư không có kiến thức chuyên môn.

(Tai nạn lao động xảy ra do thiếu chuyên môn trong tổ chức xây dựng- Nguồn : internet)

2. Không kiểm soát được nguồn lực:

Đa phần các gia chủ hiện nay đều có câu cửa miệng: “xây nhà cứ xác định là  phát sinh ngoài dự kiến, cứ chuẩn bị thêm cho chắc ăn”. Còn thêm bao nhiêu thì xây xong mới biết. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng chưa làm xong nhà đã hết tiền phải cắt bỏ, điều chỉnh thiết kế theo cách không mong muốn. Hoặc phát sinh chi phí một cách vô tội vạ do mất kiểm soát.

 

3. Phối hợp công việc:

Xây một ngôi nhà là công việc của rất nhiểu tổ đội, nhiều cá nhân và nhiều các bộ môn kỹ thuật liên quan. Với hiện trạng thực tế của xây dựng dân dụng ở Việt Nam hiện nay. Các tổ đội thông thường tự tổ chức và chỉ chuyên trách một mảng công việc nào đấy. Và việc ai người đấy làm miễn sao việc tôi xong là được còn các việc khác chủ nhà lo. Dẫn đến sự chồng chéo, vướng mắc nhiều khi là phải tháo dỡ để khắc phục. Lúc đấy lỗi thuộc về ai?? Vâng, vẫn là gia chủ, bởi vì việc ai người đấy làm ạ, tôi làm đúng chuyên môn nhiệm vụ, còn sai là lỗi do tổ chức.

 

4. Thời gian và công sức:

Một ngôi nhà thông thường thời gian xây dựng hoàn thành thường rơi vào từ 5-6 tháng, nhiều công trình kéo dài cả năm trời. Vì vậy với nhiều gia chủ chỉ có thể tranh thủ thời gian ngoài giờ làm việc để giám sát và kiểm soát quá trình thi công. Phương án khả dĩ là nhờ người nhà như “ông chú ở quê” hoặc” các mối quan hệ xyz” nào đấy qua trộng hộ. Tuy nhiên những phương án thay thế này lại không thể đưa ra quyết định, do không có chuyên môn và nhiều khi không hiểu được ý đồ của chính chủ. Và lúc đấy ngoài việc trả lời thầu, thợ gia chủ lại phải trả lời thêm luôn “xyz”. Xây xong ngôi nhà vừa không đúng ý, vừa làm mất lòng các mối quan hệ, lại phải mang ơn huệ.

 

5. Mối quan hệ với các nhà cung cấp:

Hiện trạng chung của các gia chủ khi xây dựng nhà ở là không tin tưởng vào các đối tác cung cấp vật tư của nhà thầu, lí do là sợ các nhà thầu ăn chiết khấu và ăn bớt vật tư. Vì vậy  gia chủ thường tự tìm các đối tác cung cấp vật tư hoặc qua giới thiệu của những người thân quen. Tuy nhiên với việc nhiều người cả đời làm nhà một lần- có người có may mắn hoặc tiền bạc thì làm 2-3 lần và mỗi lần lại cách nhau xa lơ xa lắc. Vậy thì mối quan hệ ở đâu ra để tìm được các đối tác cung cấp vật tư đáng tin cậy, tư vấn bằng cái tâm ???. Câu trả lời là chỉ có niềm tin. Vâng xây nhà bằng niềm tin ạ.

 

6. Bảo hành, bảo trì của công trình:

Như đã nói ở trên do tự đứng ra tổ chức nên khi công trình đã đưa vào sử dụng, nếu chất lượng công trình không đảm bảo, rất khó để quy trách nhiệm cho một đơn vị hoặc cá nhân cụ thể, hoặc họ chỉ chịu trách nhiệm trong công việc của họ, còn các hệ quả kéo theo thì trách nhiệm lại vẫn là “do tổ chức”. Vì vậy để đỡ mất thời gian  cãi vã và đổ lỗi, thì thôi gia chủ cũng đành “ngậm đắng nuốt cay” tự bỏ tiền túi ra xử lý cho nhanh còn ở tiếp.

(Trong quá trình sử dụng chất lượng công trình xảy ra sự cố thì việc quy trách nhiệm và xử lý trách nhiệm giữa các bên là một bài toán khó, và người thiệt thòi vẫn là gia chủ)